Pi Network là cuộc Cách mạng của kỷ nguyên Web3

354

CẢ THẾ GIỚI RỒI SẼ SỬ DỤNG PI COIN.

Xin chào Cộng đồng Pioneer Việt Nam!

Nội dung bài viết này tôi không đề cập đến vấn đề công nghệ hay kỹ thuật của dự án,cũng không dựa vào thuyết âm mưu, nó chỉ dựa trên mục tiêu và tầm nhìn của dự án và những gì dự án đã và đang xây dựng và phát triển trong thời gian qua cùng với sự phát triển của mạng xã hội (MXH) trên toàn thế giới hiện nay.

Như trong trang chủ của Pi đã nói: Pi network là tương lai của tiền điện tử xã hội trong Web3, với tầm nhìn: Xây dựng hệ sinh thái ngang hàng và trải nghiệm trực tuyến toàn diện nhất thế giới, được thúc đẩy bởi Pi-loại tiền điện tử được phân phối rộng rãi nhất trên thế giới.

PCT đã nói rất rõ về mục tiêu của mạng Pi cũng như sứ mệnh của Pi coin – một đồng coin luôn được khai thác miễn phí trên thiết bị di động, trao quyền cho mọi người trên toàn thế giới để tạo ra một loại tiền điện tử công bằng hơn, phân tán hơn. Và cho đến bây giờ PCT vẫn đã và đang xây dựng và phát triển dự án theo đúng định hướng ban đầu, đặc biệt qua cuộc thi Hackathon Q1 2023 vừa rồi càng cho chúng ta thấy rõ điều này.

-Giải nhất cuộc thi đó là dự án “Polls for Pi” đây là một ứng dụng thăm dò ý kiến ​​Web3.0, thiết kế và quản lý các cuộc thăm dò và khảo sát, trong đó người đăng cuộc thăm dò phải trả Pi coin cho Người tiên phong về câu trả lời cho các cuộc thăm dò của họ trong mạng Pi. Dự án này nghe qua thì có vẻ không hề đặc sắc, tưởng như không có ý nghĩa gì nhiều đối với dự án nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì đây lại là một ứng dụng rất hay. Với một cộng đồng lớn và mọi tài khoản đều là các tài khoản thực thì đây sẽ là một nơi để tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến vô cùng hấp dẫn trong tương lai. Cộng đồng Pi sau này lớn mạnh, có hàng trăm triệu người dùng hoặc lớn hơn, công ty, tổ chức nào muốn thăm dò ý kiến thì cứ lên ứng dụng “Polls for Pi” mà khảo sát. Giai đoạn này có vẻ không có gì là to tát, nhưng nếu cộng đồng đông thì nó rất khủng khiếp. Ví dụ bạn muốn khảo sát một vấn đề nào đó bạn phải bỏ ra 100 Pi cho cuộc khảo sát và số Pi này chia cho cộng đồng bình chọn, điều này sẽ thu hút được sự bình chọn của cộng đồng, họ sẽ hào hứng tham gia vào các cuộc khảo sát. Rồi các công ty, tổ chức thấy hình thức khảo sát này hay, cộng đồng bầu chọn chất lượng có khi họ lại đua nhau vào khảo sát mỗi khi có một ý tưởng hoặc cải tiến mới. Và họ sẽ là một trong những người đầu tiên cần đến Pi, họ sẽ là một trong những người đầu tiên dùng Pi làm thanh khoản. Pi giá trị cao hay giá trị thấp có lẽ đối với họ cũng không quá quan trọng , miễn sao họ cứ có được Pi để trả cho cộng đồng là ok rồi. Pi giá trị cao thì lượng Pi họ chi trả cho mỗi cuộc khảo sát là ít và ngược lại. Trong tay có Pi thì họ sẽ có được điều mình muốn từ cộng đồng Pi, từ đó họ sẽ phải đi gom Pi từ cộng đồng, giúp Pi có được thanh khoản. Đúng là khi so với các ứng dụng khác trong thị trường Crypto thì ứng dụng này chả có gì thú vị nhưng nếu nhìn rộng nó ra thì nó lại mang tầm suy nghĩ của cả thế giới,xứng đáng với ngôi vị quán quân.

-Dự án đạt giải nhì “Connect Social” đây là một nền tảng mạng xã hội đa chức năng như đăng bài, mua, bán, khám phá, sáng tạo…với việc sử dụng Pi coin để thanh toán trên ứng dụng. Đây có thể coi là một siêu dự án và khi dự án này xây dựng thành công thì có thể bằng 10 các dự án mạng xã hôi khác gộp lại.

-Một dự án nữa mà tôi muốn nhắc đến đó là dự án “BBS Chat” –đây là một diễn đàn xã hội tích hợp Pi coin, nếu như thấy nội dung hay thì người đọc phải trả tiền Pi coin cho người đăng để có thể truy cập toàn bộ nội dung . Các nội dung này có thể là các tin tức hot, các bài viết, tài liệu, video hướng dẫn về một lĩnh vực nào đó. Ứng dụng này có thể sẽ trở thành một kho tài liệu trong tương lai và ai muốn có được đầy đủ nội dung của một chủ đề mình yêu thích thì phải trả Pi. Qua đây ta thấy PCT họ muốn mang các tiện ích web3 vào trong cuộc sống thực tế thay vì chỉ tạo đồng coin với mục đích đưa lên sàn.Các ứng dụng thực tế mà tốt thì sẽ có nhiều người sử dụng mà muốn sử dụng thì họ phải có Pi. Đa số chúng ta mới chỉ biết Pi dùng để trao đổi hàng hóa trên Pichainmall, Pibattermall hay 314159U nhưng có lẽ các website thương mại điện tử kia chỉ là một góc nhỏ trong cả một HST lớn,PCT muốn đa dạng hoá phương thức sử dụng Pi chứ không chỉ là dùng trao đổi hàng hóa hay lên sàn giao dịch. Tầm nhìn của họ rất lớn, cái họ đang xây dựng là xây dựng nền kinh tế Pi network chứ không phải là chỉ xây dựng mỗi đồng Pi coin. Giai đoạn đầu của dự án có lẽ sẽ không liên quan gì đến chính phủ các quốc gia, cũng không phải là blockchain nền tảng cho CBDC hay một đồng tiền thanh toán quốc tế thay thế cho USD. Pi là một loại tiền kỹ thuật số được khai thác dễ dàng trên điện thoại di động, mục tiêu của Pi network là xây dựng một nền kinh tế ngang hàng và Pi coin là đồng tiền dùng để sử dụng trong HST Pi network. Việc dùng Pi để trao đổi hàng hóa hay lên sàn không quyết định được nhiều đến giá trị của Pi, giá trị của Pi sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các ứng dụng dịch vụ trên hệ sinh thái. Nếu cuộc thi Hackathon lần trước chú trọng vào các tiện ích thực tế để tạo tính thanh khoản cho giá trị của Pi coin thì lần này lại chú trọng vào các tiện ích liên quan đến mạng xã hội. Nếu như các ứng dụng như Pichainmall, Pi battermall, Pitogo, PieCard, Pihub…muốn thành công và đi vào hoạt động thì cần phải có các hàng hóa và dịch vụ thực tế,cần nhiều thời gian để xây dựng thì các ứng dụng mạng xã hội lại được xây dựng đơn giản hơn rất nhiều. chỉ cần có ý tưởng tốt, dễ tiếp cận, dễ sử dụng là được chia sẻ rất nhanh. Ứng dụng Zalo ra đời 08/2012, sau 2 năm ra mắt đã có 7 triệu người dùng và hiện nay là 74 triệu người dùng. Twitter ra đời năm 2006, sau 1 năm có 60 nghìn người dùng và hiện nay con số đó là hơn 330 triệu. hay như ứng dụng Telegram ra đời năm 2013 khi mà đã có rất nhiều ứng dụng MXH đang được thế giới sử dụng, tuy nhiên từ con số 100 nghìn người sử dụng vào tháng 10/2013 thì đến 2015 lượng người dùng đã là 60 triệu người, 2016 là 100 triệu người, 2017 là 180 triệu người, 2021 là 500 triệu người. và hiện nay hơn 700 triệu người dùng. Tôi cũng đọc 1 tài liệu về top 5 ứng dụng có lượng người dùng lớn nhất thế giới thì thấy Facebook có 2.74 tỷ, Youtube 2.29 tỷ, Whatsapp 2 tỷ, Instargram 1.22 tỷ, Wechat 1.21 tỷ. Nếu như một ứng dụng nào đó trong HST Pi network mà cạnh tranh đc với FB, Zalo, Instagram hay telegram thì cộng đồng Pi cũng sẽ tăng rất mạnh. Các ứng dụng kia đang hoạt động trên Web 2 còn các ứng dụng trên HST Pi là trên Web3. Để tạo ra một ứng dụng như Facebook, Youtube, Telegram hay Zalo là không quá khó nhưng cái khó là sau khi tạo ra làm sao để tiếp cận ứng dụng của họ đến với cộng đồng và được đông đảo cộng đồng sử dụng. Đến với Pi network thì vấn đề cộng đồng coi như được giải quyết. Nếu họ có ý tưởng, có thể tạo được ra ứng dụng tốt thì Pi network sẽ cho họ cái cộng đồng để họ tha hồ thể hiện năng lực của mình.Một ứng dụng dù có tốt nhưng nếu đưa lên CH play hay Appstore để tiếp cận được đến 1 Triệu người dùng là cả một vấn đề lớn nhưng nếu đưa lên HST Pi thì sẽ khác, vài triệu người cho đến cả chục triệu người là điều hoàn toàn không khó. Pi network sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những nhà lập trình ứng dụng sau này. Tiến sĩ Nicolas đã từng nói sẽ tổ chức nhiều cuộc thi Hackathon để lựa chọn ra các ứng dụng tốt phục phụ cho HST Pi. Cùng với việc phát hành giấy phép mã nguồn mở PiOS thì điều này càng dễ dàng hơn cho các nhà phát triển ứng dụng có thể tiếp cận và xây dựng những ứng dụng của mình trên HST, và hiện đã và đang có rất nhiều ứng dụng đang được xây dựng. Ứng dụng tốt sẽ thu hút đc nhiều người dùng trong cộng đồng Pi. Ban đầu chỉ trong cộng đồng Pi, sau đó lan ra ngoài, người ta thấy hay muốn sử dụng, nhưng muốn sử dụng thì phải tạo tài khoản Pi, Kyc từ đó làm cho cộng đồng Pi càng lớn mạnh.Nếu như trước đây cộng đồng Pi tăng là do họ tham gia vào dự án với mục đích là khai thác Pi thì sau này cộng đồng Pi tăng không chỉ là do họ tham gia vào khai thác Pi mà bên cạnh đó còn là do họ sử dụng các ứng dụng trên HST của Pi. Cộng đồng tăng thì tốc đọ khai thác giảm, dẫn đến Pi sẽ khan hiếm hơn. Nếu như trước đây cộng đồng khai thác Pi với mục đích chờ lên sàn để bán ra Fiat hoặc trao đổi hàng hóa, thì sau này ngoài mục đích đó người ta còn khai thác Pi với mục đích lấy Pi để trả cho phí dịch vụ mà họ sử dụng, không có Pi thì nhiều dịch vụ họ không thể sử dụng được. Điều này sẽ tạo nên giá trị nội tại cho Pi coin, mọi người sẽ hiểu hơn về Pi coin về sự cần thiết phải có Pi coin để sử dụng trong tương lai là như thế nào, từ đó họ sẽ yêu quý số Pi mà mình khai thác được và tư tưởng bán Pi ra Fiat sẽ không còn hiện hữu nhiều trong đầu họ nữa, bên cạnh đó nhiều người sẽ nhận ra được sự hữu dụng của Pi trong tương lai là như thế nào, sự cần thiết phải có Pi trong tương lai là ra sao và họ sẽ đi gom Pi, Pi không cần lên các sàn giao dịch truyền thống nhưng vẫn có thanh khoản và cộng đồng vẫn cần phải sử dụng đến Pi. Hiện nay một số dịch vụ nếu cộng đồng muốn sử dụng thì phải trả USD hàng tháng, sau này sẽ có các dịch vụ nếu họ muốn sử dụng sẽ phải trả bằng Pi chứ không phải bằng USD, nên tự trong cộng đồng Pi đã có sẵn nội lực rồi mà không cần phải lên sàn để mua bán, không cần lên sàn mà Pi vẫn làm cho người ta phải có nhu cầu để sở hữu.

Nếu như Pi phát triển được mảng mạng xã hội thì Pi network không cần chính phủ nào sử dụng hay gật đầu chấp nhận làm phương tiện thanh toán ở quốc gia của họ. Pichainmall hay pibatermall thì cần sự gật đầu của các chính phủ, nhưng dùng Pi để trả phí cho các dịch vụ trên HST Pi thì không cần sự gật đầu nào hết, chỉ cần các ứng dụng đó đc cộng đồng chấp nhận, sử dụng thì họ sẽ phải sử dụng Pi. Facebook, Google, YouTube tuy bị cấm ở Trung Quốc nhưng các quốc gia khác vẫn phát triển mạnh. Một số ứng dụng phải trả phí mới được sử dụng tuy ở Việt Nam cộng đồng không dùng vì mất phí nhưng ở các quốc gia khác họ vẫn dùng ầm ầm.

Mạng xã hội là không thể ngăn cấm trên toàn cầu nên các quốc gia cũng không thể cấm các ứng dụng trên HST Pi network . Blockchain không thể ngăn cản sử dụng trên toàn cầu nên các quốc gia cũng không thể ngăn cản được Pi network . Mạng xã hội là không thể ngăn cản, blockchain là không thể ngăn cản nên Pi cũng không thể bị ngăn cản được. Cũng có thể vì lý do này nên công ty mẹ của Pi Network mới có tên là Social chain, với mục tiêu là đưa Pi trở thành đồng coin đc sử dụng rộng rãi nhất trong thế giới web3. Chỉ cần cộng đồng Pi phát triển, Pi tự sẽ có giá trị riêng cho bản thân mình.

Mạng xã hội kết hợp với blockchain, không một chính phủ nào có thể ngăn cản được, không cần lên sàn nào mà vẫn có đượcc giá trị, không cần phải có sự gật đầu từ chính phủ các quốc gia nhưng Pi vẫn được sử trong các quốc gia đó .Pi vượt qua giới hạn của mạng xã hội hiện tại, vượt qua những giới hạn của thị trường Crypto hiện tại, vượt qua những phương thức thanh toán truyền thống hiện tại, Pi sẽ là một thế giới- thế giới, một cuộc cách mạng của kỷ nguyên Web3, kỷ nguyên mạng xã hội kết hợp với blockchain, mọi thành viên tham gia đều trải qua Kyc nghiêm ngặt, mọi thứ đều rõ rang, minh bạch. Đây là một điều mà các quốc gia chưa thể làm đc, các mạng xã hội chưa thể làm đc và các dự án Crypto cũng chưa thể làm đc.

Nếu như cả thế giới sử dụng Google, cả thế giới sử dụng Facebook, cả thế giới sử dụng YouTube thì một ngày nào đó cả thế giới cũng sẽ sử dụng Pi Network. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và đây có lẽ chính là đích đến cuối cùng của dự án. Đây không phải là thuyết âm mưu , đây là điều đã và đang diễn ra. Nó cũng không cần phải có sự hậu thuẫn của quốc gia hay tổ chức nào. Chỉ cần cộng đồng mạnh, cộng đồng sẽ tự xây dựng được một đế chế mạnh. Cộng đồng lớn mạnh thì Pi coin sẽ có giá trị. Đây mới chính là Pi lấy con người làm trung tâm được xây dựng bởi cộng đồng, phát triển bởi cộng đồng và phục vụ cho cộng đồng. Đây chính là mục tiêu mà Pi hướng đến. Dựa theo những gì mà Pi đang xây dựng và phát triển thì mấy cái CBDC nó không liên quan gì đến Pi và Pi cũng không cần phải liên quan đến chúng nó, Pi cũng không cần phải thay thế cho USD hay bất cứ đồng tiền của quốc gia nào. Còn quốc gia nào thấy Blockchain là tương lai, thấy Crypto là tương lai và thấy Pi tốt, thấy Pi có nhiều ưu điểm vượt trội so với các đồng coin khác thì họ có thể chấp nhận Pi, như vậy sẽ giúp giá trị của Pi được nâng cao hơn. Tương lai của dự án thế nào phụ thuộc rất nhiều vào đóng góp của cộng đồng, vào năng lực của PCT chứ không phải là phụ thuộc vào các Chính phủ. Một sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi, loại xuất sắc của một trường danh tiếng thì các doanh nghiệp sẽ tự đến và mời họ về làm việc tại công ty của mình, chứ các sinh viên đó không cần phải mang hồ sơ để đi xin việc.

Mọi người hãy nhìn vào mục tiêu của dự án, nhìn vào những gì mà PCT đã và đang xây dựng để có thể tự mình tiếp tục hay rời bỏ dự án.Mong muốn làm cho Pi coin là loại tiền kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới chứ không phải là đồng coin giá cao nhất trên thế giới, không phải là phương tiện thanh toán chung cho toàn thế giới, không phải là lật đổ sự thống trị của USD, không phải là Blockchain nền tảng cho CBDC của các chính phủ xây dựng trên đó, PCT không hề và cũng chưa bao giờ nhắc đến những điều này còn các cơ quan , tổ chức nào họ nhìn ra tiềm năng to lớn của dự án, họ muốn sử dụng Pi coin thì đó là quyền riêng của họ chứ không phải là lời hứa đến từ PCT.

Trên đây là góc tổng hợp của tôi về dự án Pi network thong qua mục tiêu của dự án cũng như những gì dự án đã và đang phát triển lien quan đến lĩnh vực MXH. Xin cám ơn cộng đồng đã dành thời gian đọc hết bài viết của tôi! Chào thân ái!

— FB Tép Gạo —